Lịch sử nhà trường
Ngày 12/5/ 1970 theo quyết định số 456/UBTH của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá trường Thanh niên dân tộc vừa học vừa làm tiền thân của trường THPT-DTNT tỉnh được thành lập . Bằng sự nỗ lực của thầy và trò, sự chung tay góp sức của cán bộ, giáo viên, công nhân viên qua các thế hệ. Sự lãnh đạo quan tâm, giúp đỡ nhiều mặt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các ban ngành cấp tỉnh Nhà trường đã từng bước khẳng định mình, trở thành trường chuẩn quốc gia đầu tiên của toàn quốc (năm 2002), liên tục đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc của ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hoá. Tháng 11/ 2010 vinh dự được nhà nước tặng phần thưởng cao quý : Huân chương lao động hạng Nhất.
Hơn 22 năm (1970 -1993) trường đóng trên địa bàn huyện miền núi Ngọc Lặc . Nhiệm vụ chủ yếu thời kì này là Bổ túc văn hoá cho thanh thiếu niên đồng bào các dân tộc thiểu số của 8 huyện miền núi nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cức nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Trong 6 năm đầu (1970-1976), trường đóng trên địa bàn làng TiTi, xã Ngọc Liên, khó khăn chồng chất khó khăn, trong bối cảnh giữa vùng rừng núi âm u trùng điệp. Để có học sinh, các thầy, cô phải phân công nhau đến các làng bản thuộc 8 huyện miền núi vận động đồng bào các dân tộc cho con em đến trường học tập. Tại đây, giữa vùng rừng núi nhiều thuận lợi cho phương thức vừa học, vừa làm nhưng gặp rất nhiều khó khăn việc đi lại, hoạt động dạy học và thiếu cả nước trong sinh hoạt. Không lùi bước trước khó khăn, đầu năm 1977 thầy trò, cán bộ nhà trường phải rời trường tới Làng TiTi, xã Ngọc Liên đi đến thung lũng mới thuộc khu vực Bến Táu đồi Lim xã Cao Thịnh. Tại đây, một lần nữa thầy trò, cán bộ nhân viên nhà trường lại bạt rừng, san núi chặt cây, đào đất đóng gạch, nung vôi xây trường, dựng lán. Chỉ sau 1năm hơn 80ha đất hoang, rừng rậm đã được khai phá thành khu trường mới đáp ứng nhu cầu học tập sản xuất ,chăn nuôi, chế biến. 8 năm khai sơn ,phá thạch , vừa học vừa làmở Đồi Lim-Bến Táulà thời kì phát triển nhanh, khá tốt . Do yêu cầu của nhiệm vụ mới, vào năm học 1985-1986 nhà trường phải chia tay với Bến Táu - Đồi Lim đi về làng Chiềng Lai, xã Minh Sơn, tiếp nhận cơ sở vật chất trường Bổ túc Công Nông.
22 năm ở huyện miền núi Ngọc Lặc là 22 năm phải chống chọi với thiên tai, dịch hoạ và phải vượt qua cả chính mình để tồn tại, phát triển. Nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao:
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo : Từ năm 1970-1991 đã:
+ Hoàn thành chương trình cấp I cho 250 học sinh.
+ Đào tạo 1960 học sinh tốt nghiệp cấp 2
+ Đào tạo 2065 học sinh tốt nghiệp cấp 3 Bổ túc văn hoá.
+ Đào tạo và bồi dưỡng 160 học sinh con em dân tộc thiểu số thi đậu đại học , cao đẳng.
-Thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất:
+ Tự túc lương thực , thực phẩm cho từ 359- 570 cán bộ , học sinh ăn hàng năm, mỗi năm thường thu hoạch 27,5 tấn thóc, 200 tấn sắn; 2,5-3 tấn cá, 14 tấn lợn hơi, chăn thả hơn 80 con trâu, bò, trồng đủ các loại rau xanh, khai hoang hàng 100 ha đất thành vùng canh tác, trồng được 24 ha luồng.
+ Tự đóng hàng triệu viên gạch, nung hàng nghìn tấn vôi, khai thác vận chuyển hàng 1000m3 đá , cát sỏi ; hơn 100m3 gỗ, hàng vạn cây luộng , nứa để xây dựng 60 gian nhà ở , lớp học , nhà kho , khu ch? bi?n, chưa kể hàng chục căn nhà tranh tre nứa lá.
-Về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc:
+Nhà trường đã tổ chức nhiều đợt tiễn đưa 247 học sinh, thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên lên đường nhập ngũ. Trong thời kỳ chiến tranh biên giới đã có 58 học sinh lên đường nhập ngũ. Trong cuộc chiến chống kẻ thù có những tấm gương hy sinh cao cả : anh hùng liệt sĩ Ngô Khắc Quyền, thầy giáo liệt sĩ Hà Ngọc Chuyển và nhiều người con ưu tú khác hăng hái tình nguyện tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, bước ngoặt mới cho sự phát triển hệ thống trường Dân tộc nội trú toàn quốc nói chung và trong đó có trường DTNT Thanh Hoá. Ngày 27/7/1991 theo quyết định của UBND tỉnh trường được đổi tên thành trường THPT Dân tộc nội trú và chuyển về xây dựng tại phường Đông Sơn ( thành phố Thanh Hoá)- trung tâm kinh tế- chính trị của tỉnh . Để lại phía sau núi rừng trùng điệp, ở giữa lòng thành phố, trường phải tạo dựng mới từ đầu hầu như tất cả từ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, xây dựng đội ngũ và đặc biệt là tăng quy mô, nâng cao chất lượng thực hiện tốt mục tiêu đào tạo.
Từ tháng 8/1993 đến nay:
-Về cơ sở vật chất :
Từ số vốn ban đầu của chương trình VII, ngân sách của tỉnh đã đầu tư nhiều tỷ đồng để đến hôm nay cơ sở vật chất tạm đầy đủ, tương đối khang trang bao gồm toàn bộ khu ký túc xá học sinh 600 giường, sinh họạt khép kín, kết nối liên hoàn ; khu giảng đường với hệ thống trang thiết bị từng bước được tăng cường theo hướng tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy -học. Nhà ăn tập thể kiêm câu lạc bộ văn hoá các dân tộc khang trang sạch đẹp. Khu vực hội trường, nhà hiệu bộ, khu vực hành chính, hành lang cây xanh bồn hoa với những cây cảnh quý hiếm, hệ thống đường nội bộ được rải nhựa, bê tông hoá Tất cả không chỉ tạo ra vẻ đẹp, sự thân thiện với con người mà còn phục vụ thi?t thực nhu cầu giảng dạy, học tập sinh hoạt của 600 con ngươì trong cuộc sống nội trú giữa lòng thành phố.
- Để nâng cao chất lượng đào tạo, một trong những việc đầu tiên, xuyên suốt là chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ nhân viên nhiệt huyết, yêu nghề, mỗi người đều phải có nhận thức đúng là họ đang được vinh dự công tác tại loại hình trường chuyên biệt. Thương yêu học sinh, dạy dỗ con em đồng baò các dân tộc ít người như chính dạy dỗ con em mình. Thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Đảng, Chính quyền và các đoàn thể quần chúng vững mạnh, phối hợp đồng bộ hoạt động theo chức năng nhiệm vụ nhưng đều cùng mục đích chung là xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh toàn diện. Đến nay, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong và ngoài biên chế là 99 người. Trong đó cán bộ quản lý 4 và giáo viên là 55 người; 18 người có trình độ sau đại học ; có 1 Tiến sỹ. Hơn 70% giáo viên giỏi các cấp. Đảng bộ với 10 chi bộ trực thuộc, 62 Đảng viên. Liên tục các năm đảng bộ và các chi bộ trực thuộc đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Trong 10 năm gần đây có hơn 10 học sinh ưu tú được bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam tại trường. Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ liên tục được công nhân đơn vị vững mạnh toàn diện, được nhiều phần thưởng cao quý của cấp trên trao tặng.
-Về quy mô đào tạo: Năm 1993 là 9 lớp với 300 học sinh ; nhiều năm nay quy mô là18 lớp với 540 học sinh.
-Về chất lượng đào tạo: Từng bước phát triển vững chắc : tỷ lệ lên lớp và đậu tốt nghiệp hàng năm luôn đạt 100%, học sinh ra trường tiếp tục học lên các trường chuyên nghiệp từ 70-80% ( trong đó có khoảng 60% đậu đại học, cao đẳng). Tính riêng năm học 2009- 2010 có tới 128 HS đậu nguyện vọng 1= 71% . Qua 6 hội thi Văn hoá - Thể thao khối trường Dân tộc nội trú toàn quốc từ năm 1993 đến nay, xếp loại chung toàn đoàn đều được xếp thứ hạng cao : 2 lần xếp thứ nhất, 3 lần xếp thứ nhì, 1 lần xếp thứ 3 . Đến nay đã có hơn 3000 em học sinh từ mái trường này đã và đang học tập công tác ở các lĩnh vực công tác khác nhau. Nhiều học sinh đã trở thành cán bộ chủ chốt từ Tỉnh đến huyện, xã.
Ghi nhận kết qủa và những thành tích đã đạt được những năm qua, đặc biệt từ năm 1993 đến nay, nhà trường đã được Đảng và Nhà nước khen tặng:
- Huân chương lao động hạng ba (năm 1999).
- HCLĐ hạng Nhì(Năm2006), HCLĐ hạng Nhất( năm 2010).
- Cờ thi đua của tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
- Cờ thi đua của Trung ương đoàn.
- Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hoá.
- Nhiều bằng khen của Bộ , ban ngành Trung ương.
- Có 2 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú
- Có 2 nhà giáo được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc
Nhà trường được vinh dự đón các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Quốc hội , Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương, địa phương và các trường bạn về thăn và động viên nhà trường.